LẮP RÁP HỆ THỐNG ĐỘNG LỰC TÀU THỦY
1- Kiến thức nghề nghiệp:
+ Trình bày được cấu tạo, nguyên lý hoạt động của các máy móc, thiết bị trong hệ thống động lực tàu thủy;
+ Phân tích được các đặc tính kỹ thuật của các chi tiết lắp ghép, các nội dung văn bản hướng dẫn liên quan đến lắp ráp các chi tiết, thiết bị của hệ động lực tàu thủy trong các bản vẽ kỹ thuật;
+ Phân tích được quy trình: lắp ráp, kiểm tra, bảo dưỡng các chi tiết, thiết bị trong hệ thống động lực tàu thủy;
+ Sử dụng và bảo quản các dụng cụ, thiết bị chuyên dùng của nghề đúng quy cách;
+ Phát hiện được các sai phạm khi tiến hành lắp ráp, bảo dưỡng các chi tiết thiết bị, đề xuất được các phương án xử lý thích hợp;
+ Trình bày bằng tiếng Anh các tài liệu kỹ thuật liên quan đến cấu tạo, nguyên lý hoạt động, quy trình lắp ráp các chi tiết, thiết bị của của hệ động lực tàu thủy;
+ Tổ chức tổ, nhóm trong các hoạt động chuẩn bị cho thi công, triển khai thi công lắp ráp, bảo dưỡng và vận hành hệ động lực;
+ Hướng dẫn thợ có trình độ thấp hơn (trung cấp nghề, sơ cấp nghề).
2- Kỹ năng nghề nghiệp:
+ Lập được các phiếu công nghệ của quy trình lắp ráp;
+ Lựa chọn và sử dụng thành thạo các dụng cụ, thiết bị chuyên dùng của nghề;
+ Lắp ráp, kiểm tra, điều chỉnh các chi tiết, thiết bị của hệ động lực tàu thuỷ đúng quy trình, quy phạm, đảm bảo an toàn và hiệu quả cao;
+ Vẽ được bản vẽ lắp ghép các chi tiết nối trục, các chi tiết cố định máy với bệ, mặt bích nối ống, gioăng làm kín;
+ Xác định được mức độ các sai hỏng trong quá trình lắp ráp, xử lý được các sự cố đơn giản;
+ Tổ chức và điều hành được hoạt động cho một tổ, nhóm thực hiện lắp đặt, bảo dưỡng các máy móc, thiết bị phục vụ sự làm việc của động cơ diesel;
+ Hướng dẫn thợ bậc thấp trong các công việc.
3- Cơ hội việc làm:
Người có bằng tốt nghiệp trình độ cao đẳng nghề “Lắp ráp hệ thống động lực tàu thủy” được làm thợ lành nghề, cán bộ kỹ thuật về lắp ráp, bảo dưỡng hệ động lực tàu thủy trong các công ty đóng mới và sửa chữa tàu thủy, các nhà máy chế tạo động cơ diesel, nhà máy sửa chữa máy tàu thủy; được làm giáo viên ở các trường Trung cấp nghề đào tạo lắp ráp, bảo dưỡng, sửa chữa máy tàu thủy.
4- Các môn học chính
- Vẽ kỹ thuật
- Cơ ứng dụng
- Vật liệu cơ khí
- Nguyên lý và chi tiết máy
- Dung sai và đo lường kỹ thuật
- Lý thuyết tàu
- An toàn lao động và bảo vệ môi trường
- Nguội lắp ráp
- Hàn kim loại và cắt hơi
- Cắt gọt kim loại
- Ngoại ngữ chuyên ngành (A1)
- Động cơ diesel tàu thủy
- Máy phụ tàu thủy
- Thủy lực và Truyền động thủy lực
- Điện tàu thủy
- Hệ thống động lực tàu thủy
- Công nghệ lắp ráp
- Tổ chức sản xuất
- Lắp ráp hệ trục chong chóng định bước
- Lắp ráp hệ trục trung gian
- Lắp đặt máy chính
- Lắp ráp các thiết bị phục vụ hệ động lực
- Lắp đặt tổ hợp máy phát điện
- Lắp ráp hệ thống tời neo
- Lắp ráp thiết bị làm hàng
- Lắp ráp hệ thống xử lý rác thải
- Lắp ráp thiết bị cứu sinh
- Lắp ráp hệ thống máy lái
- Thử, nghiệm thu hệ động lực sau lắp ráp
TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP
1- Kiến thức nghề nghiệp:
+ Trình bày được cấu tạo, nguyên lý hoạt động của các máy móc, thiết bị được lắp đặt trong hệ thống động lực diesel tàu thủy;
+ Trình bày được quy trình lắp ráp động cơ diesel, các máy móc thiết bị phục vụ cho sự làm việc của động cơ diesel và các thiết bị trên boong;
+ Giải thích được các bản vẽ lắp ghép chi tiết máy, các yêu cầu kỹ thuật và các nội dung văn bản hướng dẫn liên quan đến lắp ráp các chi tiết, thiết bị của hệ động lực tàu thủy;
+ Chỉ ra được các sai phạm thường gặp khi lắp ráp các chi tiết, thiết bị. Nguyên nhân của các sai phạm và cách phòng ngừa;
+ Nêu được công dụng, cách sử dụng và bảo quản các dụng cụ, thiết bị chuyên dùng của nghề;
+ Nêu được các cấu trúc ngữ pháp đơn giản trong tiếng Anh và có đủ vốn từ để đọc được tài liệu chuyên ngành đơn giản bằng tiếng Anh;
+ Nêu được các các biện pháp đảm bảo an toàn lao động và bảo vệ môi trường.
2- Kỹ năng nghề nghiệp:
+ Sử dụng thành thạo các dụng cụ, thiết bị chuyên dùng của nghề;
+ Lắp ráp các chi tiết, thiết bị của hệ động lực tàu thuỷ đúng quy trình quy phạm, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và an toàn;
+ Đọc được bản vẽ lắp các chi tiết; Giải thích được nội dung trong các bản hướng dẫn công nghệ của nhà chế tạo;
+ Phát hiện được một số sai hỏng, sự cố đơn giản thường gặp trong quá trình lắp ráp và có giải pháp khắc phục các sai hỏng này;
+ Tuân thủ đúng quy tắc an toàn lao động và bảo vệ môi trường;
+ Có khả năng tiếp tục học tập liên thông lên trình độ cao hơn hoặc sang nghề sửa chữa máy tàu thuỷ;
+ Trong môi trường lao động nghề nghiệp, có khả năng phối hợp với những người trong tổ, đội lao động.
3- Cơ hội việc làm:
Người có bằng tốt nghiệp trình độ trung cấp nghề Lắp ráp hệ thống động lực tàu thủy được làm thợ lành nghề lắp ráp, bảo dưỡng máy ở các công ty đóng mới và sửa chữa tàu, các nhà máy chế tạo động cơ diesel, nhà máy sửa chữa máy tàu thủy.
4- Các môn học chính
- Vẽ kỹ thuật
- Cơ ứng dụng
- Vật liệu cơ khí
- Nguyên lý và chi tiết máy
- Dung sai và đo lường kỹ thuật
- Lý thuyết tàu
- An toàn lao động và bảo vệ môi trường
- Nguội lắp ráp
- Hàn kim loại và cắt hơi
- Cắt gọt kim loại
- Ngoại ngữ chuyên ngành (A1)
- Động cơ diesel tàu thủy
- Máy phụ tàu thủy
- Điện tàu thủy
- Hệ thống động lực tàu thủy
- Công nghệ lắp ráp
- Lắp ráp hệ trục chong chóng định bước
- Lắp ráp hệ trục trung gian
- Lắp đặt máy chính
- Lắp đặt các thiết bị phục vụ hệ động lực
- Lắp đặt tổ hợp máy phát điện
- Lắp ráp hệ thống tời neo
- Lắp ráp thiết bị làm hàng
- Lắp ráp hệ thống xử lý rác thải
- Lắp ráp thiết bị cứu sinh
- Lắp ráp hệ thống máy lái