KỸ THUẬT BẢO DƯỠNG CƠ KHÍ TÀU BAY
1- Kiến thức nghề nghiệp:
+ Trình bày được các kiến thức cơ bản về tàu bay và các hệ thống trên tàu bay;
+ Trình bày được cấu tạo, nguyên lý hoạt động của khung sườn, động cơ, các thiết bị và các hệ thống cơ khí tàu bay;
+ Trình bày được cấu tạo, nguyên lý hoạt động của các thành phần của các hệ thống cơ khí trên tàu bay;
+ Phân tích, đánh giá và đưa ra được các giải pháp xử lý các sự cố trong quá trình khai thác sử dụng thiết bị cơ khí tàu bay;
+ Vận dụng được các kiến thức của mình vào thực tế, sử dụng các quy trình bảo dưỡng tàu bay;
+ Trình bày được khái quát về luật Hàng không, quy chế an toàn Hàng không;
+ Trình bày được khái quát về an toàn lao động, an toàn sân đỗ.
2- Kỹ năng nghề nghiệp:
+ Chuẩn bị được tài liệu, trang thiết bị, dụng cụ phục vụ công tác bảo dưỡng tàu bay;
+ Sử dụng thành thạo các trang thiết bị, dụng cụ phục vụ công tác bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay;
+ Đọc hiểu và sử dụng thành thạo tài liệu, quy trình bảo dưỡng, sửa chữa các hệ thống thuộc lĩnh vực cơ khí tàu bay của nhà sản xuất (bằng tiếng Anh);
+ Bảo dưỡng thành thạo khung sườn, động cơ và các hệ thống thuộc lĩnh vực cơ khí tàu bay;
+ Thay thế được các bộ phận, thiết bị tàu bay tại sân đỗ.
3- Cơ hội việc làm
Học sinh tốt nghiệp Trung cấp nghề Kỹ thuật bảo dưỡng cơ khí tàu bay sẽ:
- Làm việc tại các công ty, xưởng bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay và thiết bị cơ khí tàu bay.
- Làm việc tại phòng kỹ thuật các công ty, các hãng Hàng không.
- Làm việc tại các công ty dịch vụ kỹ thuật Hàng không.
4- Các môn học chính:
- Tiếng Anh chuyên ngành
- Điện cơ bản
- Điện tử cơ bản
- Kỹ thuật số - hệ thống thiết bị điện tử
- Vật liệu và các chi tiết ghép nối
- Thực tập tay nghề cơ bản
- Khí động học cơ bản
- Luật hàng không
- Yếu tố con người trong bảo dưỡng tàu bay
- Cấu trúc tàu bay
- Các hệ thống điện, điện tử tàu bay
- Các hệ thống cơ khí tàu bay
- Động cơ tuốc bin khí
- Cánh quạt
- Thực hành bảo dưỡng tàu bay