KIỂM LÂM

Cập nhật: 29/07/2023
 

TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

1- Kiến thức nghề nghiệp:

+ Trình bày được những kiến thức cơ bản trong lĩnh vực thực vật, động vật, khí tượng, côn trùng rừng và những biện pháp tác động vào hệ sinh thái rừng nhằm quản lý bền vững các hệ sinh thái;

+ Trình bày được những kiến thức cơ bản về pháp luật, pháp luật chuyên ngành liên quan đến công tác quản lý bảo vệ tài nguyên rừng làm cơ sở tuyên truyền, vận động người dân chấp hành và tham gia thực hiện tốt công tác quản lý bảo vệ, phát triển nguồn tài nguyên rừng;

+ Đánh giá được những biện pháp cơ bản trong xây dựng và phát triển rừng;

+ Trình bày được những biện pháp kỹ thuật trong quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng;

+ Trình bày được các phương pháp điều tra đánh giá trong công tác bảo tồn Đa dạng sinh học, Bảo tồn động vật, thực vật rừng và bảo tồn phát triển lâm sản ngoài gỗ;

+ Đánh giá được kiến thức trong lĩnh vực quản lý tài nguyên rừng: Đa dạng sinh học, Quản lý lửa rừng, Quản lý lưu vực, Quản lý các loại rừng; Quản lý động vật hoang dã;

+ Sử dụng những dụng cụ, trang thiết bị phục vụ công tác điều tra, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng và bảo vệ rừng;

+ Phân tích được những phương pháp Lâm nghiệp xã hội và khuyến nông lâm, giao đất lâm nghiệp, quản lý các dự án bảo tồn thiên nhiên để chuyển giao các dự án bảo tồn thiên nhiên;

+ Trình bày được những kiến thức cơ bản về hệ thống tổ chức, chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm lâm. Kiến thức liên quan đến xử phạt vi phạm hành chính và quản lý bảo vệ rừng.

2- Kỹ năng nghề nghiệp:

+ Xây dựng được kế hoạch chương trình điều tra, đánh giá tài nguyên rừng và môi trường; các phương án qui hoạch sử dụng rừng và đất lâm nghiệp; Tham mưu cho chính quyền địa phương, lãnh đạo cấp trên trong vấn đề giao khoán rừng và đất lâm nghiệp;

+ Thiết kế và thực hiện được các bước công việc trong xây dựng và phát triển rừng bền vững;

+ Sử dụng được các loại máy móc, trang thiết bị phục vụ công tác điều tra tài nguyên rừng như bản đồ, máy GPS, địa bàn cầm tay;

+ Giám sát và tổ chức thực hiện được các phương án quản lý tài nguyên rừng, quản lý sâu bệnh hại, quản lý lửa rừng, phương án bảo tồn động thực vật rừng;

+ Biết cách xử lý đúng theo chức trách, nhiệm vụ và lập được hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Quản lý bảo vệ rừng và Quản lý lâm sản;

+ Thực hiện được các hoạt động chuyển giao khoa học kỹ thuật về lâm nghiệp với các bên liên quan;

+ Thực hiện được các biện pháp chuyển giao khoa học kỹ thuật lâm nghiệp, khuyến nông lâm, nông lâm kết hợp;

+ Tuyên truyền vận động cộng đồng tham gia thực hiện các phương án quản lý bảo vệ tài nguyên rừng và môi trường, bảo tồn và phát triển các dịch vụ môi trường của rừng;

+ Sử dụng được các loại vũ khí được trang bị cho kiểm lâm, công cụ hỗ trợ và các bài quyền cũng như đòn đánh đối kháng trong võ thuật để phòng vệ và thực thi nhiệm vụ kiểm lâm đạt hiệu quả cao;

+ Có thể làm việc theo nhóm, làm việc độc lập; khả năng thích ứng với yêu cầu nghề nghiệp.

3- Cơ hội việc làm

Sinh viên tốt nghiệp cao đẳng nghề Kiểm lâm có thể làm việc tại:

- Các cơ quan quản lý nhà nước về lâm nghiệp

- Cơ quan Kiểm lâm các cấp

- Các ban quản lý rừng đặc dụng, ban quản lý rừng phòng hộ

- Các ban quản lý chương trình, dự án liên quan đến quản lý tài nguyên rừng môi trường và phát triển nông thôn

- Các cơ sở đào tạo và nghiên cứu tài nguyên môi trường rừng

- Các tổ chức phi chính phủ hoặc các doanh nghiệp lâm nghiệp.

4- Các môn học chính:

- Cây rừng và nhận biết gỗ

- Động vật rừng

- Sinh thái rừng

- Đất và quản lý sử dụng đất lâm nghiệp

- Sử dụng bản đồ, địa bàn

- Khí tượng thủy văn

- Truyền thông về quản lý bảo vệ rừng

- Hệ thống tổ chức kiểm lâm

- Quản lý nhà nước và nghiệp vụ kiểm lâm viên

- Xử phạt vi phạm hành chính (trong quản lý bảo vệ rừng, quản lý lâm sản)

- Sử dụng vũ khí và công cụ hỗ trợ

- Điều tra hình sự (trong quản lý bảo vệ rừng, quản lý lâm sản)

- Pháp luật ứng dụng trong quản lý bảo vệ rừng

- Điều tra xác minh rừng

- Đa dạng sinh học và Công ước Cites

- Tổ chức, quản lý các loại rừng

- Quản lý động vật hoang dã

- Côn trùng lâm nghiệp

- Bệnh cây lâm nghiệp

- Kỹ thuật phòng cháy chữa cháy rừng

- Lâm học

- Ứng dụng tin học trong quản lý bảo vệ rừng

- Ứng dụng GIS trong quản lý bảo vệ rừng

- Theo dõi diễn biến tài nguyên rừng

- Lâm nghiệp và khuyến nông lâm

- Giao đất Lâm nghiệp

- Quản lý dự án bảo tồn thiên nhiên

- Võ thuật

 

TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP

1- Kiến thức nghề nghiệp:

+ Nêu được những kiến thức cơ bản về hệ sinh thái phục vụ cho việc bảo tồn và phát triển bền vững nguồn tài nguyên rừng;

+ Mô tả và nhận thức rõ được vai trò của việc tuyên truyền pháp luật trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng;

+ Trình bày được những kiến thức cơ bản về xây dựng và phát triển rừng để xây dựng và thiết kế các biện pháp trồng rừng;

+ Giải thích được những kiến thức về nguyên lý và các biện pháp kỹ thuật áp dụng để làm tốt nhiệm vụ điều tra, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng hàng năm;

+ Nêu được cấu tạo và cách sử dụng những dụng cụ, trang thiết bị phục vụ công tác điều tra, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng và bảo vệ rừng;

+ Trình bày được những kiến thức cơ bản về các bước xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng, quản lý lâm sản;

+ Nêu được những kiến thức cơ bản trong lâm nghiệp xã hội, khuyến nông lâm để chuyển giao những tiến bộ khoa học về lĩnh vực lâm nghiệp cho người dân.

2- Kỹ năng nghề nghiệp:

+ Thực hiện được các bước công việc trong công tác điều tra, đánh giá và theo dõi diễn biến tài nguyên rừng;

+ Xây dựng được các phương án quản lý tài nguyên rừng, quản lý sâu bệnh hại, quản lý lửa rừng, phương án bảo tồn động thực vật rừng;

+ Sử dụng và bảo trì được các loại máy móc, phần mềm ứng dụng tin học, phần mềm viễn thám GPS trong quản lý tài nguyên rừng;

+ Tổ chức và thực hiện được công tác giám sát bảo tồn và phát triển nguồn động thực vật trong khu vực;

+ Thực hiện được các bước trong xử phạt vi phạm hành chính. Hoàn chỉnh bộ hồ sơ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng, quản lý lâm sản;

+ Thiết kế và giám sát được công tác trồng rừng, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật lâm nghiệp, vận động cộng đồng tham gia thực hiện các phương pháp quản lý bảo vệ tài nguyên rừng và môi trường;

+ Sử dụng thành thạo các bài quyền cũng như đòn đánh đối kháng trong võ thuật để phòng vệ và thực thi nhiệm vụ kiểm lâm đạt hiệu quả cao.

3- Cơ hội việc làm

Sau khi tốt nghiệp học sinh có thể làm việc tại:

- Các cơ quan quản lý nhà nước về lâm nghiệp;

- Các hạt Kiểm lâm ở các huyện với vai trò là kiểm lâm viên, Kiểm lâm địa bàn;

- Các ban quản lý rừng đặc dụng, ban quản lý rừng phòng hộ;

- Các ban quản lý chương trình, dự án liên quan đến quản lý tài nguyên rừng môi trường và phát triển nông thôn;

- Các tổ chức phi chính phủ hoặc các doanh nghiệp lâm nghiệp.

4- Các môn học chính:

- Cây rừng và nhận biết gỗ

- Sinh thái rừng

- Đất và sử dụng đất

- Sử dụng bản đồ, địa bàn

- Bảo vệ môi trường

- Kỹ năng soạn thảo văn bản

- Hệ thống tổ chức Kiểm lâm

- Quản lý Nhà nước và Nghiệp vụ Kiểm lâm viên

- Sử dụng vũ khí và công cụ hỗ trợ

- Xử phạt vi phạm hành chính (trong quản lý bảo vệ rừng, quản lý lâm sản)

- Kỹ thuật bảo vệ rừng

- Điều tra xác minh rừng

- Ứng dụng tin học trong quản lý bảo vệ rừng

- Tổ chức, quản lý các loại rừng

- Pháp luật ứng dụng trong quản lý bảo vệ rừng

- Quản lý động vật hoang dã

- Đa dạng sinh học và Công ước CiTes

- Khai thác và sơ chế lâm sản

- Kỹ thuật lâm sinh

- Giao đất Lâm nghiệp

- Lâm nghiệp và khuyến nông lâm

- Theo dõi diễn biến tài nguyên rừng

- Võ thuật

Chủ đề liên quan: