KHUYẾN NÔNG LÂM
TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG
1- Kiến thức nghề nghiệp:
+ Nắm được một số chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển nông lâm nghiệp;
+ Trình bày được những kiến thức đại cương về khuyến nông;
+ Trình bày được các hoạt động lập kế hoạch khuyến nông, phát triển mạng lưới khuyến nông, tổ chức hội thảo hội nghị khuyến nông, trình diễn và đào tạo tập huấn;
+ Trình bày được các phương pháp khuyến nông, các phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân, các bước lập kế hoạch phát triển nông thôn;
+ Phân tích được các phương pháp giám sát, tổng hợp và đánh giá hoạt động khuyến nông;
+ Trình bày được quy trình kỹ thuật nhân giống cây trồng;
+ Trình bày được quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc và phòng trừ dịch hại trên cây lâm nghiệp, cây lương thực, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây rau;
+ Trình bày được một số kỹ thuật chăn nuôi và phòng trị một số bệnh ở gia súc, gia cầm;
+ Trình bày được những quy định về an toàn lao động, chế độ bảo hộ lao động công nhân ngành nông lâm nghiệp, biện pháp sơ cứu một số tai nạn thường gặp trong sản xuất nông lâm nghiệp.
+ Trình bày được một số kỹ thuật cơ bản để bảo vệ môi trường và các phương pháp quản lý bảo vệ môi trường;
2- Kỹ năng nghề nghiệp:
+ Lựa chọn được các phương pháp khuyến nông, các phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân; lập được kế hoạch phát triển nông thôn;
+ Lựa chọn và thực hiện được phương pháp tiếp cận phù hợp; chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật; lập được kế hoạch đánh giá trong khuyến nông lâm;
+ Tổ chức được các cuộc họp dân, các lớp tập huấn cho người dân;
+ Giám sát, đánh giá và viết được các báo cáo về hoạt động khuyến nông;
+ Thực hiện được công việc thiết kế, xây dựng, giám sát, đánh giá mô hình trình diễn;
+ Thực hiện được các hoạt động truyền thông trong khuyến nông;
+ Nhân giống được một số loài cây lâm nghiệp, cây ăn quả, cây công nghiệp, bằng phương pháp chiết, ghép, giâm hom, gieo hạt, phù hợp với thực tế ở địa phương;
+ Thành thạo công việc trồng một số loài cây lâm nghiệp, cây công nghiệp, cây lương thực, cây ăn quả, cây rau đúng yêu cầu kỹ thuật, đảm bảo an toàn lao động và bảo vệ môi trường trong quá trình thực hành nghề;
+ Thực hiện được các bước tổ chức, chỉ đạo sản xuất các loại cây trồng trong hợp tác xã, trang trại, và nông hộ;
+ Chăn nuôi và phòng trị bệnh được cho một số loài gia súc, gia cầm phù hợp với điều kiện địa phương;
+ Ứng dụng được tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông lâm nghiệp và vận động được người dân cùng tham gia;
+ Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát chuyên môn cho các cán bộ có chuyên môn thấp hơn, hoặc nông dân.
3- Cơ hội việc làm:
Sau khi tốt nghiệp trình độ Cao đẳng nghề Khuyến nông lâm, sinh viên làm việc tại các cơ sở, cơ quan chuyên ngành nông nghiệp, khuyến nông lâm như trạm khuyến nông, khuyến nông viên thôn xã hoặc chi hội nông dân, chi hội phụ nữ và tổ chức hoạt động sản xuất dịch vụ nông lâm nghiệp tại nông hộ, trang trại.
4- Một số môn học chính:
- An toàn lao động
- Bảo vệ môi trường
- Đất và phân bón
- Nông lâm kết hợp
- Nhân giống cây trồng
- Khuyến nông đại cương
- Chính sách phát triển nông lâm nghiệp
- Lập kế hoạch khuyến nông
- Đào tạo tập huấn
- Tổ chức hội họp khuyến nông
- Trình diễn trong khuyến nông
- Truyền thông khuyến nông
- Phát triển mạng lưới khuyến nông cơ sở
- Giám sát đánh giá
- Trồng cây lâm nghiệp
- Trồng cây lương thực
- Trồng cây ăn quả
- Trồng cây công nghiệp
- Trồng rau
- Quản lý dịch hại tổng hợp
- Chăn nuôi gia súc gia cầm
- Nuôi ong mật
- Tìm kiếm việc làm và khởi nghiệp kinh doanh
TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP
1- Kiến thức nghề nghiệp:
+ Nắm được một số chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển nông lâm nghiệp;
+ Trình bày được các bước lập kế hoạch khuyến nông, kế hoạch tổ chức hội thảo, hội nghị khuyến nông;
+ Trình bày được các phương pháp khuyến nông, các phương pháp đánh giá thôn bản có sự tham gia của người dân, các bước lập kế hoạch phát triển thôn bản;
+ Trình bày được quy trình kỹ thuật nhân giống cây trồng;
+ Trình bày được quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc và phòng trừ dịch hại trên cây lâm nghiệp, cây lương thực, cây ăn quả, cây công nghiệp;
+ Trình bày được một số kỹ thuật chăn nuôi và phòng trị một số bệnh ở gia súc, gia cầm;
+ Trình bày được những quy định về an toàn lao động, chế độ bảo hộ lao động công nhân ngành nông lâm nghiệp, biện pháp sơ cứu một số tai nạn thường gặp trong sản xuất nông lâm nghiệp;
+ Trình bày được một số kỹ thuật cơ bản để bảo vệ môi trường và các phương pháp quản lý bảo vệ môi trường.
2- Kỹ năng nghề nghiệp:
+ Lựa chọn được một số phương pháp tiếp cận, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, lập kế hoạch, đánh giá trong khuyến nông lâm;
+ Sử dụng được một số phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân để lập kế hoạch khuyến nông lâm và phát triển thôn bản;
+ Tổ chức được các cuộc họp dân, phối hợp tổ chức được các lớp tập huấn cấp thôn bản và thực hiện chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới đến người dân;
+ Thực hiện được các hoạt động truyền thông trong khuyến nông;
+ Tạo lập, chia sẻ thông tin phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn xuất phát từ nhu cầu của người dân;
+ Thực hiện được công việc thiết kế, xây dựng, giám sát, đánh giá trình diễn;
+ Nhân giống được một số loài cây lâm nghiệp, cây ăn quả, cây công nghiệp, bằng phương pháp chiết, ghép, giâm hom, gieo hạt, phù hợp với thực tế ở địa phương;
+ Trồng được một số loài cây lâm nghiệp, cây công nghiệp, cây lương thực, cây ăn quả, cây rau đúng yêu cầu kỹ thuật, đảm bảo an toàn lao động và bảo vệ môi trường trong quá trình thực hành nghề;
+ Chăn nuôi được một số loài gia súc, gia cầm phù hợp trong điều kiện thực tế tại địa phương.
3- Cơ hội việc làm
Sau khi tốt nghiệp trình độ Trung cấp nghề Khuyến nông lâm, học sinh sẽ làm việc trong hệ thống khuyến nông nhà nước và các tổ chức khác (viện trường, hội, hợp tác xã …); làm việc tại các cơ sở, cơ quan chuyên ngành nông nghiệp, khuyến nông lâm như trạm khuyến nông, khuyến nông viên thôn xã hoặc chi hội nông dân, chi hội phụ nữ và tổ chức hoạt động sản xuất dịch vụ nông lâm nghiệp tại nông hộ, trang trại.
4. Một số môn học chính
- An toàn lao động
- Bảo vệ môi trường
- Đất và phân bón
- Nông lâm kết hợp
- Nhân giống cây trồng
- Khuyến nông đại cương
- Chính sách phát triển nông lâm nghiệp
- Lập kế hoạch khuyến nông
- Đào tạo tập huấn
- Tổ chức hội họp khuyến nông
- Xây dựng mô hình trình diễn
- Truyền thông khuyến nông
- Trồng cây lâm nghiệp
- Trồng cây lương thực
- Trồng cây ăn quả
- Trồng cây công nghiệp
- Trồng cây rau
- Chăn nuôi gia súc gia cầm
- Nuôi ong mật