ĐO LƯỜNG ĐIỆN

Cập nhật: 28/07/2023
 

TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

1- Kiến thức nghề nghiệp.

+ Kiến thức về ngoại ngữ (tiếng Anh phổ thông và tiếng Anh chuyên ngành Điện), tin học ứng dụng để có thể tự học tập nâng cao trình độ, qua đó tiếp thu được các kiến thức về khoa học, công nghệ mới qua sách báo và Internet.

+ Cấu tạo, công dụng, thông số kỹ thuật của dụng cụ đo điện áp, dòng điện, công suất, điện năng, tần số, hệ số công suất, máy biến điện áp, máy biến dòng điện, khóa chuyển mạch, hệ thống nối đất, hệ thống tín hiệu, hệ thống điều khiển, hệ thống bảo vệ, tủ, bảng điện.

+ Nguyên lý làm việc, các chế độ làm việc của: Ampe mét, vôn mét, tần số kế, cosj mét, oát mét, công tơ điện, thiết bị chống sét và hệ thống nối đất, hệ thống điều khiển và bảo vệ.

+ Các thủ tục hành chính và quy định về hợp đồng, thương thảo, bàn giao công việc.

+ Quy trình lắp đặt tủ, bảng điện.

+ Chế độ phiếu thao tác, phiếu công tác.

+ Các tiêu chuẩn kỹ thuật trong vận hành các thiết bị, phụ kiện trong hệ thống đo lường điện.

+ Tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn điện trở nối đất an toàn, nối đất chống sét, nối đất công tác.

+ Sơ đồ nối điện, hệ thống nối đất, hệ thống tín hiệu, hệ thống điều khiển, hệ thống bảo vệ hệ TBA 110kV, 220kV.

+ Các khái niệm, công dụng của hệ thống đo lường điện, hệ thống điều khiển, hệ thống tín hiệu, hệ thống rơle bảo vệ, hệ thống tự động.

+ Sơ đồ đấu nối của tủ điện cao- hạ áp; các quy định trong lắp đặt tủ điện cao- hạ áp.

+ Quy trình kiểm tra,bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế cơ cấu đo: Từ điện, điện từ, điện động, cảm ứng, tĩnh điện, điện tử.

+ Quy trình kiểm định máy biến áp đo lường.

+ Quy trình kiểm định công tơ đo điện cảm ứng và công tơ điện điện tử.

+ Quy trình lắp đặt tủ, bảng điện.

+ Công dụng, kết cấu hệ thống tiếp đất.

+ Phương pháp đọc và phân tích các bản vẽ về điện.

+ Quy trình quản lý, vận hành TBA 110 kV, 220kV.

2- Kỹ năng nghề nghiệp.

+ Có khả năng chủ động tổ chức làm việc theo nhóm, sáng tạo, ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ cao, giải quyết các tình huống phức tạp trong thực tế sản xuất kinh doanh.

+ Có khả năng giao tiếp và tham khảo các tài liệu kỹ thuật chuyên ngành bằng tiếng Anh. Có thể sử dụng thành thạo máy tính trong công việc văn phòng, tìm kiếm thông tin trên mạng Internet, các ứng dụng phục vụ cho chuyên ngành và quản lý, tổ chức sản xuất.

+ Chuẩn bị các dụng cụ đồ nghề, phương tiện, vật tư theo phương án tổ chức lắp đặt dụng cụ đo, hệ thống đo lường điện.

+ Kiểm tra thiết bị vật tư đúng chủng loại, số lượng; vận chuyển, bảo quản thiết bị, vật tư, phụ kiện.

+ Kiểm tra thử nghiệm, bảo quản trang bị an toàn, vật tư dự phòng; nhận biết, đánh giá đúng tình trạng kỹ thuật của vật tư dự phòng

+ Lắp đặt dụng cụ đo, hệ thống đo và kiểm tra chất lượng sau khi lắp đặt dụng cụ đo, hệ thống đo.

+ Sử dụng thiết bị hàn hoặc vít, zắc nối, bulông để làm các mối nối.

+ Sử dụng thiết bị kiểm tra thông mạch như: Đồng hồ vạn năng, xác định kết quả thông mạch, điện trở tiếp xúc và kết luận được đạt tiêu chuẩn hay không.

+ Sử dụng thiết bị kiểm tra điện trở nối đất như Terômét, xác định kết quả Rnđ và kết luận được đạt tiêu chuẩn hay không.

+ Sử dụng các phần mềm vẽ mạch điện để kiểm tra lại hệ thống mạch điện.

+ Sử dụng các thiết bị đo lường điện: vôn mét, ampe mét, công tơ 1 pha, 3 pha...

+ Kiểm tra, thay thế dây chảy của cầu chì

+ Kiểm tra, bảo dưỡng máy biến điện áp, máy biến dòng điện

+ Thực hiện được các biện pháp an toàn trong thi công lắp đặt hệ thống đo lường điện.

+ Lắp đặt, kiểm tra, bảo dưỡng máy biến dòng điện, máy biến điện áp.

+ Quan sát, kiểm tra, phân tích đánh giá tình trạng làm việc của dụng cụ đo, hệ thống đo (các sen sơ, các đồng hồ đo, cách điện, phụ kiện, dây dẫn, dây chống sét, thiết bị nối đất, biển báo hiệu...). Phát hiện điểm sự cố (nếu có) và đề ra được biện pháp xử lý phù hợp.

+ Vận hành thiết bị đo, hệ thống đo đúng quy trình; xử lý tình trạng không bình thường và sự cố đúng qui trình, đảm bảo an toàn.

+ Kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa cầu chì cao áp, chống sét ống, chống sét van, hệ thống nối đất, tủ và bảng điện cao- hạ áp.

+ Kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống đo lường điện, hệ thống điều khiển, bảo vệ rơ le và tự động hóa trong trạm biến áp theo trình độ bậc thợ đào tạo.

+ Ghi nhật ký lắp đặt, nhật ký vận hành.

3- Các môn học chính

- Toán cao cấp

- Cơ sở Kỹ thuật điện

- Vẽ kỹ thuật

- Cơ ứng dụng

- Vật liệu điện

- Điện tử cơ bản

- Khí cụ điện

- Máy điện

- Kỹ thuật an toàn điện

- Thực hành điện cơ bản

- Đo lường điện

- Cung cấp điện

- Bảo vệ rơle và tự động hóa trong hệ thống điện

- Hệ thống thông tin đo lường

- Thiết bị đo và điều khiển tự động

- Kỹ thuật biến đổi

- Tổ chức sản xuất

- Tin học ứng dụng

- PLC cơ bản

- Sử dụng các thiết bị đo lường

- Lắp đặt tủ, bảng đo lường điện

- Kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế thiết bị đo lường điện

- Kiểm định thiết bị đo lường điện

- Điện tử ứng dụng

- Thực tập sản xuất

 

TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP

1- Kiến thức nghề nghiệp.

+ Kiến thức cơ bản về ngoại ngữ (tiếng Anh), tin học để có thể tự học tập nâng cao trình độ, qua đó tiếp thu được các kiến thức về khoa học, công nghệ mới qua sách báo và Internet.

+ Cấu tạo, công dụng, thông số kỹ thuật của dụng cụ đo điện áp, dòng điện, công suất, điện năng, tần số, hệ số công suất, máy biến điện áp, máy biến dòng điện, khóa chuyển mạch, hệ thống nối đất, hệ thống tín hiệu, hệ thống bảo vệ, tủ, bảng điện.

+ Nguyên lý làm việc, các chế độ làm việc của: Ampe mét, vôn mét, tần số kế, cosj mét, oát mét, công tơ điện, thiết bị chống sét và hệ thống nối đất và bảo vệ.

+ Các thủ tục hành chính và quy định về bàn giao công việc.

+ Quy trình lắp đặt tủ, bảng điện.

+ Chế độ phiếu thao tác, phiếu công tác

+ Các tiêu chuẩn kỹ thuật trong vận hành các thiết bị, phụ kiện trong hệ thống đo lường điện.

+ Tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn điện trở nối đất an toàn, nối đất chống sét, nối đất công tác

+ Sơ đồ nối điện, hệ thống nối đất, hệ thống tín hiệu, hệ thống bảo vệ TBA 110kV

+ Các khái niệm, công dụng của hệ thống đo lường điện, hệ thống tín hiệu, hệ thống rơle bảo vệ.

+ Sơ đồ đấu nối của tủ điện cao- hạ áp; các quy định trong lắp đặt tủ điện cao- hạ áp.

+ Quy trình kiểm tra,bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế cơ cấu đo: Từ điện, điện từ, điện động, cảm ứng, tĩnh điện.

+ Quy trình kiểm định máy biến áp đo lường.

+ Quy trình kiểm định công tơ đo điện.

+ Quy trình lắp đặt tủ, bảng điện.

+ Công dụng, kết cấu hệ thống tiếp đất.

+ Phương pháp đọc và phân tích các bản vẽ về điện.

+ Quy trình quản lý, vận hành TBA 110 kV

2- Kỹ năng nghề nghiệp.

+ Có khả năng chủ động giải quyết công việc theo trình độ đào tạo, kèm cặp và hướng dẫn công nhân bậc thấp.

+ Có khả năng giao tiếp và tham khảo các tài liệu kỹ thuật chuyên ngành bằng tiếng Anh. Có thể sử dụng thành thạo máy tính trong công việc văn phòng.

+ Chuẩn bị các dụng cụ đồ nghề, phương tiện, vật tư theo phương án tổ chức lắp đặt dụng cụ đo, hệ thống đo lường điện.

+ Kiểm tra thiết bị vật tư đúng chủng loại, số lượng; vận chuyển, bảo quản thiết bị, vật tư, phụ kiện.

+ Kiểm tra thử nghiệm, bảo quản trang bị an toàn, vật tư dự phòng; nhận biết, đánh giá đúng tình trạng kỹ thuật của vật tư dự phòng

+ Lắp đặt dụng cụ đo, hệ thống đo và kiểm tra chất lượng sau khi lắp đặt dụng cụ đo, hệ thống đo.

+ Sử dụng thiết bị hàn hoặc vít, zắc nối, bulông để làm các mối nối..

+ Sử dụng thiết bị kiểm tra thông mạch như: Đồng hồ vạn năng, xác định kết quả thông mạch, điện trở tiếp xúc và kết luận được đạt tiêu chuẩn hay không.

+ Sử dụng thiết bị kiểm tra điện trở nối đất như Terômét, xác định kết quả Rnđ và kết luận được đạt tiêu chuẩn hay không.

+ Sử dụng các phần mềm vẽ mạch điện để kiểm tra lại hệ thống mạch điện.

+ Sử dụng các thiết bị đo lường: vôn mét, ampe mét, công tơ 1 pha, 3 pha...

+ Kiểm tra, thay thế dây chảy của cầu chì

+ Kiểm tra, bảo dưỡng máy biến điện áp, máy biến dòng điện

+ Thực hiện được các biện pháp an toàn trong thi công lắp đặt hệ thống đo lường điện.

+ Lắp đặt, kiểm tra, bảo dưỡng máy biến dòng điện, máy biến điện áp.

+ Quan sát, kiểm tra, phân tích đánh giá tình trạng làm việc của dụng cụ đo, hệ thống đo (các sen sơ, các đồng hồ đo, cách điện, phụ kiện, dây dẫn, dây chống sét, thiết bị nối đất, biển báo hiệu...). Phát hiện điểm sự cố (nếu có) và đề ra được biện pháp xử lý phù hợp.

+ Vận hành thiết bị đo, hệ thống đo đúng quy trình; xử lý tình trạng không bình thường và sự cố đúng qui trình, đảm bảo an toàn.

+ Kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa cầu chì cao áp, chống sét ống, chống sét van, hệ thống nối đất, tủ và bảng điện cao-hạ áp.

+ Kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống đo lường điện, hệ thống điều khiển, bảo vệ rơ le và tự động hóa trong trạm biến áp theo trình độ bậc thợ đào tạo.

+ Ghi nhật ký lắp đặt, nhật ký vận hành.

3- Các môn học chính

- Cơ sở Kỹ thuật điện

- Vẽ kỹ thuật

- Cơ ứng dụng

- Vật liệu điện

- Điện tử cơ bản

- Khí cụ điện

- Máy điện

- Kỹ thuật an toàn điện

- Thực hành điện cơ bản

- Đo lường điện

- Bảo vệ rơle và tự động hóa trong hệ thống điện

- Kỹ thuật biến đổi

- Hệ thống thông tin đo lường

- Sử dụng các thiết bị đo lường

- Điện tử ứng dụng

- Lắp đặt tủ, bảng đo lường điện

- Kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế thiết bị đo lường điện

- Kiểm định thiết bị đo lường điện

- Thực tập sản xuất

Chủ đề liên quan: